Card Màn Hình Là Gì Và Những Thứ Bạn Cần Biết

Card Màn Hình ( Graphics Card ) hay còn gọi là VGA (Video Graphics Adapter ), được tạo ra với mục đích hiển thị hình ảnh, các tác vụ đồ họa và xử lí thông tin. Nếu hiện tại bạn đang ngồi thưởng thức những chiếc ảnh đẹp, những thước phim hay, chơi những tựa game hot với trải nghiệm đồ họa sắc nét hoặc thậm chí là ngồi đọc thật kĩ bài viết này của mình, thì đó là thành quả mà card đồ họa mang lại.

Cách thức làm việc của card màn hình

card_man_hinh

Khi CPU nhận được yêu cầu của người dùng với mong muốn xem một hình ảnh nào đó, CPU sẽ chuyển yêu cầu này tới card đồ họa, để chúng quyết định xem sẽ dùng những pixel nào để hiển thị hình ảnh, sau đó gửi lại thông tin qua màn hình để hiển thị thông qua dây cáp.

Nói một cách ngắn gọn, CPU sẽ vẽ lên một khung xương hình ảnh sau đó đưa khung xương qua cho card màn hình xử lý, tại đây card màn hình sẽ hoàn thành bức ảnh bằng cách thêm những hiệu ứng ánh sáng, đổ bóng, màu sắc và chi tiết nhân vật,.. Rồi từ đó gửi lại cho màn hình và trình chiếu cho người dùng thưởng thức.

Phân loại card màn hình

Card màn hình bao gồm hai loại chính: Card màn hình Onboard và Card màn hình rời. Trên thực tế việc phân biệt hai loại card màn hình này khá là đơn giản và sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn làm thế nào để nhận biết đâu là card rời và đâu là card onboard nhé.

card_man_hinh_1

Card màn hình onboard

Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp sự xuất hiện của card onboard trên hầu hết các con laptop ngày nay. Với ưu điểm nhỏ gọn do được tích hợp cùng với bộ xử lý CPU và Ram, đồng thời sử dụng tài nguyên do chính CPU và Ram cung cấp để xử lý hình ảnh rất thích hợp để bỏ vào những con laptop văn phòng, để khiến chúng cực kì nhỏ gọn thuận tiện cho việc đi lại. Tuy nhiên cái giá phải trả cho việc sở hữu một con card màn hình ngon, bổ, rẻ như vậy đó chính là hiệu năng mang lại so với các con card rời là thấp hơn. Có thể nói, trước kia những con card đồ họa rời bỏ xa cực kì so với những con card onboard, nhưng dạo gần đây những chiếc card onboard cũng đang có hiệu năng và tốc độ xử lí được cải thiện tương đối rõ rệt.

Card màn hình rời

card_man_hinh_2

Về mặt chức năng và cách thức hoạt động thì tương tự như card onboard. Tuy nhiên vì nhu cầu của người dùng thiên về hiệu suất khá lớn, nên những con card màn hình rời được sản sinh với mục đích nâng cao trải nghiệm người dùng và mang lại cảm giác cool ngầu khi được lắp vào những bộ pc đầy màu sắc, nói ngắn gọn thì card rời được ví như những dòng laptop gaming hầm hố so với những con onboard văn phòng nhỏ gọn.

Về cấu trúc thì có khá nhiều sự thay đổi khi card màn hình rời hoạt động độc lập và được trang bị bộ tản nhiệt và GPU riêng biệt để xử lý đồ họa, thế nên việc sử dụng tài nguyên một mình, khiến cho card màn hình rời có thể chạy hết công suất với cường độ xử lý cao cũng như cho lại hiệu quả cực kì mãn nhãn. Bên cạnh đó còn là những chiếc quạt tản nhiệt đi kèm, có thể là 2 fans hay 3 fans tùy vào mục đích sử dụng của mỗi người mà mình sẽ trình bày bên dưới nhé. Thế nhưng card màn hình rời cũng có những nhược điểm của chính bản thân nó, để đổi lại một khả năng làm việc ấn tượng thì card màn hình rời cũng tiêu tốn khá nhiều tài nguyên, thứ nhất là nguồn điện phải được cung cấp đầy đủ và đồng đều để tránh tình trạng giật lag khi sử dụng. Và thứ hai, đó chính là giá thành của các con card màn hình rời tương đối mắc, theo như kinh nghiệm của mình thì khi một khách hàng muốn sắm cho họ một con Pc thì thường bỏ từ 30-50% số tiền tổng để mua một con card màn hình rời.

Vậy chọn card màn hình như nào thì hợp lí?

card_man_hinh_3

Chọn card màn hình cũng như đi chợ vậy, để chọn một con card màn hình tốt, phù hợp với túi tiền, tránh gây lãng phí tiền bạc cũng như là hiệu năng, thì điều đầu tiên mà chúng ta cần phải làm đó chính là xác định mục đích của card màn hình, mua card về để làm gì?

Và các nhà sản xuất card màn hình cũng cho ra 2 loại card chính phù hợp với mục đích của mỗi người đó là: card màn hình chơi game, làm các tác vụ nhẹ như xem phim, hình ảnh và card màn hình chuyên đồ họa, tính toán, chạy những con game khủng.

Về mặt cấu tạo

Card màn hình được cấu tạo dựa trên một con GPU là lõi, hầu hết được sản xuất bởi 2 ông lớn là AMD và NVIDIA sau đó được mua lại bởi các công ty, rồi gia công lại để hình thành nên một con card đồ họa hoàn chỉnh.

Về NVIDIA

Dòng Quadro: chuyên dùng cho đồ họa.

Dòng Phổ Thông Gaming: thường là các dòng có tên như RTX/ GT/ GTX.

Về AMD

Dòng Fire Pro: chuyên dùng cho đồ họa.

Dòng Radion: chuyên dùng cho gaming.

Để lựa chọn một con card màn hình phù hợp cho nhu cầu thì việc chọn các dòng GPU này là một giải pháp khá là hiệu quả. Bởi vì các con card màn hình đều sẽ được note tên của các dòng GPU lên phần mô tả hoặc lên chính cái tên của sản phẩm.

Ví dụ: Card màn hình MSI GTX 1650 VENTUS XS OC, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp được cái tên GTX hiện ra trước mắt, và từ đó chúng ta có thể kết luận ngay con card màn hình này thuộc dòng Gaming của nhà sản xuất NVIDIA.

Hiệu Năng:

card_man_hinh_6

Đây cũng chính là thứ mà mọi người hay để ý đến đặc biệt là các anh em game thủ khi đi mua một con card màn hình. Vì thế chúng ta sẽ có những thông số cơ bản mà bất kì ai nhìn vào cũng có thể đánh giá được con card màn hình này mạnh hay yếu, có phù hợp với yêu cầu công việc, giải trí mà mình hướng tới hay không?

Có hai thông số cơ bản mà mọi người cần phải biết đó là Base Clock ( xung cơ bản ) và Boost Clock ( xung tăng cường ), cũng khá đơn giản thôi, khi hai thông số xung càng cao thì hiệu năng càng mạnh, tốc độ xử lý, làm việc càng lớn

Bên cạnh đó còn là số nhân của GPU, chúng ta đã biết các CPU có số nhân khá là thấp, nào là 2 nhân, 4 nhân,.. Tuy nhiên GPU thì lại sở hữu số nhân lên tới vài trăm hoặc có thể vài nghìn.

Về NVIDIA họ gọi là Cuda Cores, còn AMD họ gọi là Stream Processors, nhân nhiều giúp cho số lượng công việc hình ảnh xử lý trong một khoảng thời gian trở nên nhanh hơn.

Thông số tiếp theo mà mọi người cần phải chú ý đó chính là Memory Type và Memory Video. Memory Type là dung lượng bộ nhớ của card màn hình, còn Memory Video là chuẩn bộ nhớ của card màn hình

Ví dụ: Sử dụng lại con card đồ họa ở trên là MSI GTX 1650 VENTUS XS OC có thông số ở phần mô tả là 4GB GDDR5.

Thì 4GB ở đây chính là dung lượng bộ nhớ.

Còn GDDR5 là chuẩn bộ nhớ của card đồ họa.

Để so sánh hai con card với nhau thì chúng ta sẽ dựa vào 2 yếu tố này, bởi vì một con card sở hữu 4GB dung lượng nhưng chuẩn bộ nhớ cũ hơn thì chưa chắc mang lại hiệu năng bằng với một con 3GB nhưng chuẩn bộ nhớ mới nhất.

Tới đây thì có nhiều người sẽ thắc mắc và mình thấy khá nhiều trên các kênh công nghệ lớn rằng: tại sao chung một GPU mà lại có nhiều tên card màn hình khác nhau tới như vậy? Thì lí do là khi AMD và NVIDIA tạo ra một con GPU thì họ bán lại cho bên thứ 3 và bên thứ 3 đó sẽ gia công làm ra các con card màn hình, và từ đó họ sẽ tự dựng lên các phân cấp khác nhau cho các dòng cao cấp hay trung cấp mặc dù có chung 1 GPU.

Cách lựa chọn card màn hình cho những người không chuyên công nghệ

Dựa trên kích thước và tên của card màn hình

Nếu bạn đang sở hữu một con case khá nhỏ mà bạn lại mua một con card màn hình 3 fans quá lớn sẽ không bỏ vừa cái case đó, bạn sẽ tốn thời gian, tiền bạc để mua lại cái case mới hoặc đem đổi trả con card màn hình mà mình tốn cả ngày trời để chọn lựa.

Về tính năng: bạn có thể dễ dàng nhìn vào tên những con card màn hình có chữ OC ở cuối như cái con card mình ví dụ ở trên. OC là viết tắt của Over Clocking là tính năng cho phép ép xung. Khi bạn là một người chỉ chơi các con game nhẹ như LOL, FIFA thì tính năng này trở nên dư thừa và không cần thiết, rất lãng phí.

card_man_hinh_4

Chọn CPU

Như đã nói ở trên thì CPU và GPU có một mối quan hệ rất thân thiết, giúp đỡ nhau khá nhiều trong việc vận hành công việc. Nếu sự chênh lệch giữa CPU và GPU quá lớn sẽ dẫn đến hiện tượng nghẽn cổ chai, khiến một trong hai không thể phát huy hết công suất cũng như sự phối hợp nhịp nhàng của cả hai sẽ bị gián đoạn

Chuyên mục dành cho người có nhiều điều kiện

card_man_hinh_5

Khi bạn đã sở hữu những con card đồ họa với hiệu năng mạnh nhất, trang bị thêm tản nhiệt nước đắt đỏ, nhưng đó vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu của bạn, thì cả AMD và NVIDIA đều có các giao thức kết nối với mục đích gom các con card lại và chạy cùng nhau cho mạnh.

Về NVIDIA( giao thức SLI)

Giao thức giúp có thêm sức mạnh nhưng quy luật thì hơi khó để đáp ứng, giao thức này yêu cầu các con card màn hình phải chung đời với nhau và phải có thế hệ từ 1070 trở lên, chỉ hỗ trợ cho các main cao cấp.

Về AMD ( giao thức CROSSFIRE)

Rất đơn giản, kết nối nhiều card màn hình lại với nhau mà không cần chung đời, hỗ trợ cả dòng sơ, trung và cao cấp

Cả hai giao thức đều yêu cầu phải có Mainboard hỗ trợ chạy nhiều card màn hình, hệ thống tản nhiệt tốt và nguồn phải đáp ứng được sự cung cấp điện cho nhiều card.

Tóm lại

  • Chọn card màn hình theo mục đích cá nhân
  • Các thông số trên con VGA cực kì quan trọng không phải cứ nhiều là mạnh hơn
  • VGA và CPU phải có sức mạnh tương đồng
  • Nhà có điều kiện thì hẵn SLI hoặc CROSSFIRE.

Và đó là tất tần tật những thứ bạn cần biết về card màn hình, bạn nghĩ sao, nếu bạn có ý kiến gì cho mình biết ở phần bình luận nhé. Nếu bạn thấy hay hoặc tò mò về những bài viết về game hay công nghệ khác hãy thử tạt qua Forum của Dellonline. Hoặc nếu bạn có nhu cầu mua laptop hãy thử truy cập vào dellonline.vn.

 

 

Hãy mạnh dạn chia sẻ review về một món đồ, một dịch vụ mà bạn thấy hài lòng nhé. Thông tin của bạn giúp được cho rất rất nhiều người luôn đó, cảm ơn bạn trước :x

Viết review ngay, dễ lắm

Quesera.

Sáng mắt ra 🥰

22, 11/2021 05:42

moonlovers

Cảm ơn về thông tin này, rất hữu ích !

20, 11/2021 11:18

Aladinn

Học kiến trúc thì card bao nhiêu lad đc ạ?

15, 11/2021 07:05

Petite.Lou

Bài viết rất bổ ích

08, 11/2021 05:55

hotline_mua_hang
dell_hotline_bao_hanh

Tìm kiếm